Phong trào độ xe nói chung và độ Cafe Racer nói riêng hiện đang rất phổ biến trong giới biker Việt. Ngày càng có nhiều thành viên mới tham gia vào cộng đồng “mộ điệu” này.
Những tay độ có thể độ bất cứ chiếc Cafe Racer nào từ phôi độ (xe nguyên bản) mà họ thích. Chính vì vậy có rất nhiều thắc mắc mà một tân binh lần đầu độ xe sẽ cần phải biết.
Dự toán chi phí – tìm phôi độ (xác xe) phù hợp
Đây là một vấn đề thắc mắc hàng đầu vì niềm đam mê của các biker là vô hạn nhưng túi tiền của mỗi biker thì hữu hạn. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến hai điều dưới đây.A. Phôi độ (chiếc xe nguyên bản mà biker dùng để độ):
Chú ý, mục này không bàn đến vấn đề phôi độ giá rẻ nhưng đồ chơi xe giá “trên trời” vì nếu sử dụng đồ chơi xịn thì phôi độ 2, 3 triệu đồng vẫn cho ra thành phẩm trăm triệu là chuyện rất bình thường.Xin tham khảo cho biker một số phôi độ phổ biến tại Việt Nam theo hai hướng:
***Biker có kinh phí khá:
Dòng CB của Honda là lựa chọn khá phổ biến tại Việt Nam. Những chiếc CB400, CB450, CB750 hay CB1000 có động cơ đẹp, cơ bắp việc thay đổi nhẹ thành một chiếc Cafe Racer sẽ rất tuyệt vời.
Honda GL400 là lựa chọn tiếp theo cho những Biker thuộc hàng “đại gia”, loại xe nhập khẩu, phân khôi lớn với cục máy rất đẹp. chiếc xe này đã có nhiều biker đàn anh lấy cảm hứng để sáng tạo Cafe Racer.
Một dòng khác rất phổ biến để độ cafe racer chính là Yamaha CX. CX400, CX500 và CX650 là model xe tương đối phổ biến trong giới chơi xe Cafe Racer và tracker.
Và một loạt những tham khảo khác như: BMW R80, BMW R100, Yamaha VTR, HD Sportster, GSX…
Kế tiếp là những phôi xe rất phổ biến và dễ tìm như:
Minsk 125, là loại xe sử dụng động cơ 125cc nhưng công suất cao và chạy rất bền. Xác xe “bèo” giao động từ 1,5 triệu đến 4 triệu đồng.
Honda Win 100, hoàn toàn phù hợp để tạo nên một chiếc xe cafe racer hạng bình dân cho những Biker sinh viên mê xe độ. Với tổng chi phí cho cả xác xe lẫn hoàn thành thì một chiếc Win cafe racer chỉ giao động từ 12 triệu đến 22 triệu đồng.
Simson S51, Xe Simson có đặc điểm nổi bật là động cơ rất mạnh và có một bộ giảm xóc rất êm. chiếc Simson S51 nguyên bản có giá giao động từ 3 triệu đến 10 triệu đồng tuỳ vào tình trạng xe.
Suzuki GN, Suzuki Wolf…Toàn bộ chi phí để lên một chiếc Cafe Racer từ Gn 125 hay wolf (tính luôn phôi xe) có thể giao động từ 15 triệu đến 30 triệu.
Biker có kinh phí “sinh viên”
Nói đến kinh phí sinh viên cho một phôi độ Cafe racer thì Honda 67 đứng vị trí dẫn đầu. Dẫn đầu vì giá hợp lý và thành phẩm rất điệu nghệ (theo nhiều biker sinh viên đánh giá). Giá mua xe nguyên bản, xác xe giao động từ 1,5 đến 10 triệu đồng tuỳ thực trạng.Kế tiếp là những phôi xe rất phổ biến và dễ tìm như:
Minsk 125, là loại xe sử dụng động cơ 125cc nhưng công suất cao và chạy rất bền. Xác xe “bèo” giao động từ 1,5 triệu đến 4 triệu đồng.
Honda Win 100, hoàn toàn phù hợp để tạo nên một chiếc xe cafe racer hạng bình dân cho những Biker sinh viên mê xe độ. Với tổng chi phí cho cả xác xe lẫn hoàn thành thì một chiếc Win cafe racer chỉ giao động từ 12 triệu đến 22 triệu đồng.
Simson S51, Xe Simson có đặc điểm nổi bật là động cơ rất mạnh và có một bộ giảm xóc rất êm. chiếc Simson S51 nguyên bản có giá giao động từ 3 triệu đến 10 triệu đồng tuỳ vào tình trạng xe.
Suzuki GN, Suzuki Wolf…Toàn bộ chi phí để lên một chiếc Cafe Racer từ Gn 125 hay wolf (tính luôn phôi xe) có thể giao động từ 15 triệu đến 30 triệu.
Giấy tờ hợp lệ (GTHL) – vấn đề nan giải nhưng quan trọng
Không ít biker đã phải vật vã khi chạy một chiếc xe độ không giấy tờ hay giấy tờ chưa xin phép thay đổi theo quy định sau khi đã làm lại xe. Đối với điều kiện này biker phải rất cẩn thận.Sau đây là một số loại giấy tờ xe và đặc điểm của chúng để biker có thể cân nhắc trước khi mua xe:
Xác định phong cách xe mong muốn
Cafe Racer là một phiên bản độ huyền thoại. Tuy nhiên Cafe Racer cũng có rất nhiều style riêng để biker có thể hướng sở thích mình theo đó. Đây là những dòng phổ biến hay nói đơn giản là những kiểu độ thường thấy và có thể thực hiện được:Cổ điển
Đảm bảo những đường nét cơ bản của Cafe Racer như sống xe, bình xăng, gù đuôi, góc ống xả…
Phiên bản đua
Phiên bản đua
Kính chắn gió lớn, màu phối sặc sỡ, tem xe thể hiện logo, tên nhiều thương hiệu và mã số đua.
Phiên bản hiện đại
Độ theo phong cách trẻ trung, góc cạnh, màu sắc phá cách và đặc biệt nhiều đồ chơi xịn (hoặc tuỳ theo thẩm mỹ của xế độ).
Lạ, phá cách
Giữ những đường nét cơ bản nhưng thay đổi kiểu dáng theo một thiết kế đặc biêt. Phần này tuỳ thuộc nhiều vào ý tưởng thiết kế và độ khả thi của phôi độ (tham khảo là chính).
Phiên bản hiện đại
Độ theo phong cách trẻ trung, góc cạnh, màu sắc phá cách và đặc biệt nhiều đồ chơi xịn (hoặc tuỳ theo thẩm mỹ của xế độ).
Lạ, phá cách
Giữ những đường nét cơ bản nhưng thay đổi kiểu dáng theo một thiết kế đặc biêt. Phần này tuỳ thuộc nhiều vào ý tưởng thiết kế và độ khả thi của phôi độ (tham khảo là chính).
Mua phụ tùng – có nên để thợ quyết định toàn bộ?
Việc bạn tự mua phụ tùng hay để thợ quyết định loại phụ tùng nào còn tùy thuộc vào kiến thức về xe máy của bạn:– Đối với biker tân binh hoàn toàn không am hiểu hoặc kiến thức rất cơ bản hãy chọn xưởng độ đáng tin vậy và giao trách nhiệm trọn gói cho họ. Với kiến thức, kinh nghiệm và uy tín của xưởng bạn sẽ có một chiếc xe hợp lí nhất.
– Đối với biker có am hiểu việc tự chọn phụ tùng dĩ nhiên có thể tự làm nhưng hãy cân nhắc cùng với những lời khuyên của các kỹ sư sẽ độ chiếc xe cho bạn. Tham khảo thật kĩ sẽ không những giúp biker có một con xe tốt mà còn an toàn và dễ bảo dưỡng về sau.
*** Hãy chọn phụ tùng chính hãng, ưu tiên những phụ tùng theo hãng, theo bộ hoặc theo series xe để mức độ phù hợp đạt tiêu chuẩn cao nhất.
5 Xưởng độ uy tín – Chọn sai biker sẽ mang “tật”
Bạn có thể tìm hiểu trên Internet, hỏi người quen hoặc các anh em Biker đã từng độ xe trước khi đưa ra quyết định giao cả tâm huyết của mình cho xưởng độ.Một xưởng độ đúng nghĩa khác hoàn toàn với một tiệm sửa xe. Ngoài những dụng cụ, thiết bị đầy đủ để phục vụ độ xe, những người thợ trong xưởng độ là những người có kiến thức uyên bác về xe độ, có thể tư vấn cho bạn đưa ra những giải pháp tối ưu nhất về chi phí.
6 Kiểm tra trước khi lấy xe – Việc phải làm
Hãy tỏ ra thông minh khi tự mình kiểm tra chiếc xe thật kỹ trước khi nhận xe về nhà. Biker có thể tham khảo và kiểm tra xe theo danh mục sau:a. Kiểm tra tổng thể bên ngoài xem có trầy xước gì hay không, màu sơn có đúng yêu cầu không.
b. Kiểm tra các phụ kiện đi cùng xem có phải là những món mà biker đã mua trước đó hay không.
c. Nhận hóa đơn VAT , phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (nếu có).
d. Chạy xe kiểm tra đề, điện, đèn, các chức năng khác (nếu có).
e. Bất cứ trục trặc, không vừa ý, sai lệch…cần phải thương lượng ngay trước khi nhận xe (điều này rất cần được quan tâm).
Sưu tầm
Webike