BSA - Lịch sử và cái chết được báo trước của hãng xe BSA


Xe BSA bây giờ chỉ còn là những hoài niệm đẹp sau một thời làm mưa làm gió trong lĩnh vực môtô. Cuộc đời con người cũng vậy, có sinh có diệt. Sự vận động không ngừng của tự nhiên đôi lúc làm người ta cảm thấy chạnh lòng. Trong suốt quá trình ấy, vạn vật khai sinh và cũng biến mất liên tục theo những quy luật nhất định.
Xe cổ BSA - Lịch sử và cái chết được báo trước của BSA
Ở thế kỉ 20, đã có rất nhiều sự kiện xảy ra, nhưng một trong những sự kiện gây ảnh hưởng và khiến giới yêu xe có cảm xúc nhất chính là sụp đổ của đế chế xe lớn nhất hành tinh trong khoảng thời gian thập niên 60 trở về trước: BSA. Sự sụp đổ này cũng đánh dấu công cuộc xâm chiếm thị trường toàn thế giới và “xoay trục” về châu Á của các hãng xe máy Nhật Bản, tạo ra ngành công nghiệp xe motor ngày nay. Song, dẫu rằng lẽ ấy là điều tự nhiên, đôi khi những sự ra đi lại đem lại nhiều niềm nuối tiếc quyến luyến cho con người.
Xem thêm:
  • Lịch sử và sự phân biệt các đời Honda Cub

Lịch sử hãng xe BSA

BSA, mang tên đầy đủ The Birmingham Small Arms Company Limited, được thành lập vào năm 1861 tại Birmingham bởi 14 thợ làm súng lành nghề, với mục tiêu chính là… sản xuất vũ khí. Vào năm 1863, BSA cung cấp 20.000 súng trường cho bộ binh Thổ Nhĩ Kì, tuy nhiên tới năm 1879, nhà máy buộc phải đóng cửa, sau khi ngừng hoạt động khoảng một năm bởi công việc cung cấp vũ khí không ổn định.
Xe cổ BSA - Lịch sử và cái chết được báo trước của BSA
Năm 1863, BSA có đơn đặt hàng cung cấp 20.000 súng trường bộ binh cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc quản lý Công ty BSA đã được thay đổi tại một cuộc họp bất thường vào ngày 30 tháng chín năm 1863. Tại cuộc họp này, số phận của BSA có những bước phát triển mới.
Sự thay đổi mang tính chiến lược này khiến BSA, một thời gian sau đó, “bén rễ” với mảng thị trường phổ thông hơn là những chiếc xe đạp. Khi này, khu nhà máy cũ vốn được dùng để sản xuất súng của hãng tỏ ra thích nghi khá tốt với việc tạo ra các thành phần của xe đạp. Tới năm 1880 – 1881, BSA cho ra mắt chiếc “Dicycle”, hay còn gọi là “Otto dicycle”, dựa theo tên của nhà phát minh. Tuy nhiên, trớ trêu thay, nhà máy tiếp tục đóng cửa vào cuối thập niên, khoảng năm 1887, khi BSA nhận hợp đồng cung cấp 1200 súng trường Magazine Lee–Metford mỗi tuần cho quân đội Anh từ đối tác Văn phòng Chiến tranh của chính phủ.
Xe cổ BSA - Lịch sử và cái chết được báo trước của BSA
Các hoạt động mua bán vũ khí bị hạn chế. Năm 1879, nhà máy ngưng sản xuất, công nhân không có việc làm và đã bị đóng cửa trong một năm. Từ một nỗ lực của chính phủ trong việc cứu BSA vào năm 1973, Mangan Bronze Holdings tiếp quản BSA và có những chính sách khôi phục. Sau đó chủ sở hữu của Norton-Villiers và các công ty con đóng cửa trong vài thập kỷ. Trong số các công ty phụ, Arms Birmingham Small Limited vẫn tồn tại với danh nghĩa công ty con của Manganese Bronze nhưng tên của nó cũng đã bị thay đổi vào năm 1987.
Xem thêm:
  • Lịch sử và đặc trưng của phong cách Chopper
Năm 1893 BSA bắt đầu tập trung sản xuất xe máy và tiếp tục cung cấp hạng mức thương mại các chu trình và bộ phận xe máy cho đến đến năm 1936. BSA mua lại công ty sản xuất Redditch ở Eadie vào năm 1907. Tới năm 1930 các hoạt động chính của Tập đoàn BSA là sản xuất xe máy BSA và xe Daimler.
Xe cổ BSA - Lịch sử và cái chết được báo trước của BSA
BSA bắt tay vào sản xuất những chiếc xe gắn máy thực sự đầu tiên của họ từ năm 1906. Trong thời kì đầu, tận dụng các máy móc cũ đã từng được dùng để sản xuất xe đạp, BSA cho ra mắt các mẫu xe gắn động cơ của một nhà cung cấp khác bởi tới thời điểm này, họ vẫn chưa làm chủ được công nghệ chế tạo động cơ. Chiếc motor được BSA sản xuất toàn bộ đầu tiên ra đời 4 năm sau, mang động cơ xi lanh đơn 498cc, với công suất vỏn vẹn… 3.5 mã lực. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của kỉ nguyên của BSA.
Xem thêm: Harley Davidson - Đế chế môtô đại diện cho phong cách Mỹ

Cùng thời điểm này, song song với motor, BSA cũng triển khai hệ thống sản xuất ô tô. Năm 1910, BSA mua lại Daimler (tiền bối của Daimler-Benz, công ty sau này đã trở thành DaimlerAG, quen thuộc hơn với vai trò công ty mẹ của các nhãn hiệu Mercedes-Benz, Smart, AMG…) nhằm chế tạo động cơ cho ô tô của mình, tuy nhiên mảng sản phẩm này cũng không khiến BSA khấm khá hơn. 
Xe cổ BSA - Lịch sử và cái chết được báo trước của BSA
Cuối 1919, hãng cho ra mắt động cơ V-Twin đầu tiên của mình, mã hiệu Model E, 770cc, có hai xi lanh tạo góc 50 độ cùng van nạp/xả nằm bên hông buồng đốt (side valve), sản sinh công xuất khoảng 7 mã lực (mạnh tương một trong đương chiếc Underbone thành công bậc nhất của Honda – Honda Wave), dẫu rằng, tại thời điểm đó, đây là một công trình khá ấn tượng. Model E, hay Type A, được BSA bán với giá 130 bảng Anh, cùng một số trang bị như hệ thống côn 7 lá, hộp số 3 cấp với cần khởi động đạp và giảm sóc trước phát triển từ xe đạp.

Trong lịch sử tồn tại của mình, BSA đã sản sinh ra những cỗ máy vô cùng ấn tượng, và chúng cũng được xem như những cột mốc đánh dấu những trang sử của tập đoàn một cách sinh động, từ thời kì hoàng kim tới khi nó lụi tàn. Chiếc BSA M24 “Gold Star” được hãng bắt đầu sản xuất từ năm 1938 là khởi điểm cho sự lớn mạnh của tập đoàn. Dựa trên nguyên mẫu M23 Empire Star tiền bối, chiếc xe được duy trì lắp ráp cho tới tận 25 năm sau. “Gold Star” sở hữu động cơ 4 thì chế tạo hoàn toàn bằng tay, với mức dung tích dao động từ 350cc cho tới 500cc. Vào những năm 1950, “Gold Star” trở nên nổi tiếng bởi hiệu năng đỉnh cao, và sở hữu tốc độ nhanh bậc nhất giữa những xe sản xuất hàng loạt. Suốt thập niên này, những chiếc “Sao Vàng” bán chạy như tôm tươi. Chiếc Gold Star thành công tới mức, động cơ cũng như kết cấu khung của nó được tinh chỉnh với nhiều cấu hình khác nhau và thống trị rất nhiều giải đua, từ Isle of Man TT khắc nghiệt, cho tới những cuộc đua Scrambler chìm trong bùn đất.

BSA đã từng là nhà sản xuất motor lớn nhất thế giới, và thậm chí mảng sản xuất motor chỉ là một phần nhỏ của đế chế tài chính BSA hùng mạnh khi ấy. Thực tế, BSA giữ vững vị trí tập đoàn lớn nhất thế giới nhiều năm với các sản phẩm khác ngoài motor, ô tô và vũ khí như: xe bus, thép, thiết bị công nghiệp cỡ lớn, đạn dược, thiết bị quân sự…

Chính sự đầu tư dàn trải, mất doanh thu và các khoản đầu tư kém chất lượng cho các sản phẩm mới trong lĩnh vực xe máy, điển hình như thâu tóm hãng xe Triumph dẫn đến các vấn đề về tài chính và kế hoạch kinh doanh.

Cái chết được báo trước của BSA

Chính tại quãng thời gian này, đế chế BSA đang lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nhà công nghiệp gia người Anh Sir Bernard D.F. Docker trở thành chủ tịch của BSA. Ông cũng đồng thời đảm nhiệm vai trò này tại Daimler Motor Company. BSA đã mua được Triumph (Triumph với những chiếc Bonneville, Tiger…) sau một thỏa thuận bí mật với Ariel Motorcycles. Tuy nhiên tới đầu những năm 60, một số nhân tài của tập đoàn lần lượt ra đi. Nhiệm kì của Docker kết thúc năm 1956 và để cựu chủ tịch của Triumph, John Young Sangster nhậm chức, trước khi nghỉ hưu 5 năm sau. Công ty dần dần trở thành một cái bóng đáng thương của chính nó trước đây, những sai lầm trong chính sách kinh doanh cũng như thiết kế và nghiên cứu sản phẩm dần dần xuất hiện, báo hiệu tương lai không mấy sáng sủa.

Khi đã sở hữu thương hiệu Triumph, hãng bán các sản phẩm của mình dưới nhiều cái tên khác nhau. 1959, BSA giới thiệu chiếc Scooter “Sunbeam”, hay còn gọi với cái tên Triumph Tigeress, có động cơ 2 thì 175cc. Tới cuối thập niên 60, có tới 60% doanh số của BSA cũng như Triumph nằm ở thị trường Mỹ và các quốc gia khác, nhưng bình minh của các hãng xe đến từ đất nước mặt trời mọc dần phá tan bóng mây rộng lớn của các nhà sản xuất motor tại Anh và Mỹ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ và đột ngột này có phần làm ông lớn BSA bất ngờ. Tập toàn liên tục đưa ra một chuỗi những quyết định sai lầm và thiếu kiên nhẫn. 1962, BSA giới thiệu chiếc A50 (500cc) và A65 (650cc) động cơ 2 xi lanh thẳng hàng có kết cấu Unit-Construction (động cơ và hộp số sử dụng chung vỏ như xe hiện đại). Chúng bị chê trách kịch liệt bởi sự xấu xí và gặp vấn đề với lỗi rung lắc chưa từng có trước đây, để rồi bị ngừng sản xuất và đi vào lãng quên cho dù chỉ 1 năm sau, công ty con của tập đoàn, Triumph cũng sử dụng kết cấu này cho chiếc 650 twin của mình và thành công rực rỡ. 1963, BSA giết chết dòng xe bán chạy nhất mà hãng sở hữu, chiếc Gold Star, mà không hề có bất cứ sự thay thế thích hợp nào.

BSA Gold Star

Hoàn cảnh cấp bách liên tục đưa BSA vào con ngõ cụt tối tăm, khi số lượng lớn xe Honda, Kawasaki, Suzuki đang dần giành lại thị phần của hãng ngay trên sân nhà, đặc biệt là tại phân khúc Enduro 2 thì nhỏ gọn. Người khổng lồ vội vã đưa ra chiếc Bantam, một nỗ lực trong vô vọng nhằm cứu vãn thị trường vào năm 1968, với thiết kế cổ lỗ không hề hợp thời.
Xem thêm:
  • Lịch sử phát triển khung xe Moto
  • Lịch sử và phân loại dòng xe Moped
BSA đã có những bước tiến sai lầm khi là người khổng lồ bị vấp ngã. 1963, hãng đề đạt một ý tưởng đại tài và vượt thời gian về cỗ máy 750cc 3 xi lanh chưa từng có trước đây. Tới 1965, những nguyên mẫu đầu tiên đã được tiến hành chạy thử trên hệ thống khung của Bonneville. Chiếc xe này sẽ là sự thay thế cho những mẫu Triumph 650 xi lanh đôi đã gần hết vòng đời, như Bonneville và TR6, mang cái tên Trident. Tuy nhiên, dự án đầy hứa hẹn bị đình trệ. 1967, Honda ra mắt chiếc CB 750-Four gây chấn động và thay đổi tất cả. Khi này, BSA mới chợt tỉnh thức và nhận ra họ cần phải nhanh chóng thúc đẩy mẫu xe mới, nhưng đáng tiếc thay, khi này, ban lãnh đạo của hãng đã không còn giữ được đường lối sáng suốt như xưa. Thiết kế của xe ở các phiên bản sau được thay đổi, nhưng tất cả đã quá muộn. Vị trí dẫn đầu về tốc độ cho xe sản xuất hàng loạt của mẫu xe này, có được nhờ khối động cơ 58 mã lực cùng hộp số 4 cấp, cũng nhanh chóng bị soán ngôi bởi chính chiếc CB 750 công nghệ cao. Tại thị trường Mỹ, Rocket 3 ghi dấu những cố gắng nhỏ của công ty, khi chiếc xe được thiết kế lại bởi Craig Vetter, biến nó trở thành chiếc Triumph X75 Hurricane Mỹ Hóa. Rocket 3 ngậm ngùi viết nên những dòng chữ nhạt nhòa cuối cùng trong chương sử cuối cùng của BSA.

Liệu huyền thoại BSA có được hồi sinh trở lại và lợi hại hơn xưa? Hãy xem một chiếc BSA có thể độ lại thành một cái gì đó mới mẻ, độc đáo hay không.



1969 BSA Rocket 3. Một động cơ tuyệt vời bị lãng quên bởi sự thất bại về thiết kế cũng như chiến lược kinh doanh.

1973, chính phủ anh vào cuộc và sát nhập tập đoàn BSA-Triumph, sau những khủng hoảng tài chính, cùng Norton-Villiers, tạo ra Norton Villiers Triumph (NVT). Những chiếc xe cuối cùng bước ra khỏi nhà máy của BSA năm 1972 bao gồm các mẫu: B50SS Gold Star, A65F Firebird Scrambler, A70L Lighting, A75R, A75RV Rocket 3 và chiếc B50MX Motocross – sau này được bán tại thị trường Mỹ với cái tên Triumph TR5 MX. Đây cũng là dấu chấm hết cho sự sụp đổ của đế chế đã từng đạt danh hiệu Queen’s Awards for Exports cùng kỉ lục xuất khẩu motor chỉ thua rượu Whiskey tại Anh trong thời kì hoàng kim.
Xem thêm:
  • Lịch sử hình thành và phát triển của Honda
  • Hướng dẫn phân biệt các loại động cơ Môtô

Một câu chuyện nhỏ về BSA

Có một tay Biker ở Anh độ xong một chiếc BSA và tự gọi nó là Burton – một khái niệm còn quá mới mẻ đối với hầu hết Biker. Vậy Burton là gì?
Theo Edward Jonkler (chủ xe) định nghĩa: máy là của chiếc Buell được đặt vào sườn của Norton, làm cho nó có dáng vẻ cổ điển nhất có thể khi loại bỏ công nghệ phun xăng điện tử, thay vào đó là bình xăng con. Cuối cùng khoác lên mình màu truyền thống – màu xanh lá của những tay đua người Anh.
Đầu tiên là phần động cơ. Động cơ được lấy từ chiếc Buell X1 (1200cc – 95 mã lực). Khối máy 1200cc cũ ‘hơi hơi’ yếu nên phần việc tăng nội công đã được thực hiện với nhiều động tác khác nhau (chủ xe không cung cấp cụ thể thông số độ). Nhưng theo công việc độ lại này làm dung tích buồng đốt lên đáng kể. Nội công thâm hậu hơn xưa.Cục máy dung tích 1200cc giờ đây được gắn vào bộ khung huyền thoại Featherbed của Nortoncùng với phuộc trước từ chiếc Yamaha R6 và phuộc sau (có thể điều chỉnh) của Hagon.
Sau đó khối máy được giao tới cho Steve Peper Motorcycles để làm công việc trang trí. Toàn bộ máy sẽ được làm sạch sẽ và thêm một số chi tiết được đánh bóng sáng choang.
Một điểm làm bật chất chơi của chủ xe là khi anh ta quyết định loại bỏ hệ thống phun xăng điện tử và thay thế bằng công nghệ cũ hơn, bình xăng con cổ điển từ hãng Mikuni HSR42. Một điểm rất đáng ghi nhận khi chiếc xe hoàn toàn trở về quá khứ – thời mà các tay chơi phải tự tăng chỉnh xăng gió để chiếc xe đạt hiệu năng tốt nhất. Nghệ thuật ở chỗ này…
Chiếc xe sau đó được chuyển tới xưởng Redmax Speed Shop để tiếp tục công việc độ. Redmaxđược biết đến rộng rãi trong giới chơi xe với thế mạnh là dạng Flat tracker, tuy nhiên họ cũng một sở trường khác là độ những chiếc cafe racer theo phong cách thuần cổ điển.
Bánh trước và sau đều dùng lốp Avon Roadriders được gắn vào bộ niềng căm 18. Chiếc xe được hãm tốc bằng bộ thắng trước đĩa đôi từ hàng hiệu Brembo.
Phụ kiện Motogadget m-Unit được sử dụng làm trung tâm xử lý chính của chiếc xe, đi kèm theo đó là ắc quy loại siêu nhẹ đến từ Shido LTZ. Tất cả đều được giấu ngay ngắn phía dưới yên xe. Chiếc xe có một điểm khá ngon khi khởi động máy thông qua hệ thống RFID keyless.
Nói nôm na là chỉ cần nhấn một nút là chiếc xe có thể đề được mà không cần phải dùng chìa khoá; để làm được điều đó thì chủ xe sẽ có một “thiết bị” để khi đến gần chiếc xe, chiếc xe tự động nhận diện được chủ xe thông qua tần số radio và cho phép chiếc xe có khả năng đề máy được. Thiết bị này có thể nhỏ gọn như card visit và nhét vào trong ví (không còn lo lắng khi đi chơi lại rơi chìa khoá ).
Bình xăng vẫn “kiểu của Norton”, tuy nhiên hơi nhỏ hơn một chút khi chỉ chứa được 3,5 gallon (13,2 lít xăng) thay vì là 5 gallon nguyên bản. Đây là phụ kiện được đặt từ hãng chuyên gia công bình xăng theo phong cách của những chiếc xe thời kỳ trước là TAB II Classics. Các bộ phận còn lại như chắn bùn, yên xe (có tích hợp đèn và xi nhan sau), pô đều được tự gia công bằng tay. Trong khi đó tay lái clip-on được lấy từ một chiếc Triumph cổ.

Style Bụi 


Mới nhất
Bài tiếp theo