Vì thế người sử dụng xe vẫn chuộng cách tra nhớt vào sên. Bài viết này gửi đến các bạn cách chế bình tra nhớt tiện lợi và phương cách tra nhớt đúng kỹ thuật.
Sên khô nhớt, thậm chí là sên bị tẩy rửa quá sạch thì dễ bị cát bụi lọt vào giữa các mắt xích, làm cho sên mau giãn và thậm chí là gây đứt sên. Nhớt ngoài tác dụng làm trơn các mắt xích, còn là màng kết dính giữa các chi tiết, nó cản trở không để cát bụi dễ dàng lọt vào. Để bảo vệ sên một cách hoàn chỉnh nhất, không gì bằng sên oring, xring- các loại sên có đệm chắn không cho cát bụi lọt vào khe giữa các mắt xích- cùng với các sản phẩm làm sạch và tra nhớt chuyên dụng.
Cân nhắc về thời gian sử dụng và chi phí bảo dưỡng thì khuyên bạn sử dụng cách tra nhớt thông thường. Thời gian bảo dưỡng như sau:
– Sên trần: tra nhớt 1 tuần/1 lần
– Có bao sên: 2 tuần/1 lần.
Với các loại sên phổ thông rẻ tiền, thậm chí không cần phải làm vệ sinh cũng được. Vì thao tác vệ sinh sên khá là nhiêu khê phức tạp.
Chế bình châm nhớt
Có nhiều bác sử dụng bình châm nhớt máy may, cái này phải chế nắp chụp nếu không thì nhiễu nhớt ra rất là tèm nhem, với những chuyến đi đường dài cũng không thể mang them trong cốp xe hay balo được.Rồi có bác còn chế chai nước rửa chén Sunlight đậm đặc thành bình châm nhớt. Rồi có bác mua hẳn cái bình xịt nhớt mà thợ sửa xe hay xài, những loai bình này xịt ra nhiều nhớt nhưng không đều.
Xin giới thiêu các bác một loại bình châm nhớt rẻ tiền nhưng khá bền và thẩm mỹ.
Đây là bình châm xăng thơm cho hộp quẹt Zippo. Khoảng 30k/bình, hút được khoảng 1 tháng. Bình dài hơn bao thuốc 1 xíu. Làm bằng vỏ thép rất chắc chắn. Nắp này không có ren để xoay. Mà phải dùng vít dẹp nạy lên.
Châm nhớt vô (nhớ là phải xài hết xăng trong bình rồi mới châm nhớt vô nha).
Nắp bật lên là mở, cho phép dòng dung dịch chảy nhỏ giọt như chai thuốc nhỏ mắt. Nắp gập xuống là đóng, không cho dung dịch trào ra ngoài.
Cách châm nhớt vào sên.
Ở tiệm sửa xe người ta cứ châm nhớt vào mặt tiếp xúc giữa dây sên và bánh răng. Điều này thực tế là không cần thiết. Bởi vì các loại sên đời mới đều có các trục rulo, làm giảm ma sát giữa mắt sên và bánh răng.Lực ma sát chủ yếu lúc này rơi vào 2 vùng sau:
– Giữa trục ru lô (B) và cốt cố định của mắt sên.
– Giữa các mắt sên (khe C) như hình dưới. Khe này rất quan trọng nhưng lại mau khô nhớt. Bụi sẽ lọt vào đây đầu tiên, và nguyên nhân chủ yếu khiến dây sên kêu lạch xạch và cản trở không cho xe chạy trớn một cách trơn tru. Vì thế sên o-ring và x-ring có một miếng đệm ở khe C để chắn bụi.
Quy trình châm nhớt như sau:
– Xoay bánh và châm nhớt vào khe C (giữa các mắt sên). Châm nhớt vào khe C cả 2 bên mặt trước và sau của sên, châm cả mặt trên và dưới.– Sau khi châm nhớt vào khe C thì đa số trường hợp là khe A cũng được nhớt văng ướt đẫm- nhớt luồn vào giữa trục ru-lô giúp nó xoay trơn tru.
– Không cần tra nhớt vào mặt B. Vì lượng nhớt bám ở đây sẽ bị văng đi ngay sau lần chạy đầu tiên.
Đây là hình ảnh mặt trên của sên, 2 mũi tên đỏ biểu thị 2 vị trí châm nhớt mặt trong và mặt ngoài.
Theo Blog Xe Cộ